Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 1012

  • Tổng 4.149.942

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

118 người đã tham gia bình chọn

Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp trở thành ngành mang tính động lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Ngày đăng: 29/11/2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

(Quang Binh Portal) - Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế và tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, nhiều dự án công nghiệp lớn của tỉnh bị chậm tiến độ nhưng tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 8,05%/năm, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 10,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 8,1%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 7,7%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng trưởng ổn định, gồm: Sản lượng xi măng và clinker đạt 23,77 triệu tấn, chế biến gỗ ván ép, gỗ ghép thanh 73.700 m3, may mặc 18 triệu sản phẩm...

Cùng với đó, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế (GRDP) năm 2020 chiếm 28,19%. Toàn tỉnh đã có sự chuyển dịch nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: Xi măng, gạch ceramic, phân vi sinh, may mặc, chế biến gỗ, chế biến thủy sản... Một số dự án may xuất khẩu, chế biến gỗ, kính cường lực… được đầu tư và đi vào hoạt động có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng ngành Công nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có bước phát triển khá, thu hút và giải quyết nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm như: Kính cường lực, cơ khí sửa chữa, may mặc, mộc mỹ nghệ, chế biến hải sản, nấm Tuấn Linh, sâm Bố Chính, tinh bột nghệ, mật ong, tinh dầu lạc, khoai deo... nên dần tạo được thương hiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn cũng đã được quan tâm nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác tốt thế mạnh sẵn có của địa phương để phát triển công nghiệp. Công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, một số dự án đầu tư mới đã đi vào hoạt động, đang phát huy hiệu quả như các dự án may xuất khẩu (May Lệ Thủy, May S&D Quảng Bình, May Thăng Long...), chế biến gỗ (Trường Thành, Quảng Phát, Thăng Long), sản xuất kính cường lực (Quang Hùng Phát, Đức Đạt), thu hồi nhiệt thải phát điện Nhà máy Xi măng Sông Gianh và Văn Hóa, chế biến hải sản (surimi, bột cá), các nhà máy gạch không nung... đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, từng bước khẳng định được vai trò là ngành trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế. Đặc biệt, tỉnh cũng đã tích cực kêu gọi đầu tư các dự án năng lượng sạch, tái tạo như điện gió, điện mặt trời, thủy điện, điện sinh khối… với 18 dự án được thống nhất chủ trương cho khảo sát, nghiên cứu đầu tư và lập hồ sơ bổ sung quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia. Riêng trong năm 2020, toàn tỉnh đã có nhiều dự án công nghiệp lớn gồm: Nhiệt điện Quảng Trạch, Nhà máy Điện mặt trời 49,5MWp của Tập đoàn Dohwa, Cụm Trang trại điện gió B&T… khởi công xây dựng.

Tuy vậy, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ; năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; một số dự án sản xuất công nghiệp mới đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất nhưng chưa phát huy hiệu quả; nhiều dự án triển khai chậm tiến độ. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đầu tư sản xuất công nghiệp trong tỉnh còn khiêm tốn. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng công nghệ thiết bị lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu...

Trong giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp trở thành ngành mang tính động lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; chú trọng các lĩnh vực chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như công nghiệp điện, năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản, dệt may và các ngành công nghiệp hỗ trợ... gắn với nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, khai thác tốt cách mạng công nghệ lần thứ tư; phát triển công nghiệp gắn liền với việc tạo liên kết vùng với các khu kinh tế trọng điểm của một số tỉnh trong khu vực; đẩy mạnh phát triển Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế Cửa khẩu Cha Lo gắn với hành lang Quốc lộ 12A; đẩy nhanh tỷ lệ lấp đầy và phát huy hiệu quả Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới, Quán Hàu, Cam Liên...; ưu tiên thu hút dự án công nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường, dự án có hiệu quả kinh tế cao, đóng góp lớn cho ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động; tăng cường phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, tập trung sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, địa phương cũng đẩy nhanh tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, II và các dự án năng lượng tái tạo; ổn định, phát huy công suất các nhà máy xi măng hiện có gắn với bảo vệ môi trường; khai thác tốt công suất các nhà máy may đang hoạt động; đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên cơ sở khôi phục, củng cố, mở rộng các làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển ngành nghề mây tre đan, chế biến hải sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm...

PV Minh Huyền- Nguồn Cổng TTĐT QB

Các tin khác