Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 3104

  • Tổng 4.152.045

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

118 người đã tham gia bình chọn

3 giải pháp trọng tâm để Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 15/05/2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Để tăng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hạ tầng,nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ tập trung vào 3 giải pháp trọng tâm

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam

Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Báo Đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức Hôi thảo: Cộng Hưởng sức mạnh đầu tư vì một Việt Nam thịnh vượng. Các thông tin tại hội thảo đã khẳng định tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam sau 35 năm Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cũng chỉ ra những thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực hơn trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

4133-thu-hut-fdi-1

Việt Nam hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài

Để Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, qua tiếp xúc với những hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Cụ thể, khảo sát của JETRO (Nhật Bản) mới đây cho thấy, 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 1-2 năm tới.

“Hay các nhà đầu tư châu Âu, họ xếp Việt Nam trong Top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu. Theo khảo sát của EuroCham, có tới 41% số doanh nghiệp được hỏi cho biết, họ đang chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam” - Thứ trưởng Đỗ Thành Trung thông tin và cho biết, Việt Nam đã và vẫn luôn là một điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Tuy nhiên thông tin tại hội thảo cũng cho thấy, Báo cáo của UNCTAD chỉ rõ, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nước ngoài được dự báo giảm trong năm 2023, trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau Covid-19 tăng cao.

Cùng với đó, theo nhận định của ông Lê Trọng Minh - Tổng biên tập Báo Đầu tư, thay đổi đáng kể của môi trường kinh doanh và đầu tư toàn cầu do tác động của dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và tác động của thuế tối thiểu toàn cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong quyết sách đầu tư và có thể xảy ra sự chững lại của dòng vốn FDI toàn cầu, khiến cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng trở nên khốc liệt.

Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết riêng về đầu tư nước ngoài, với một nội hàm mới là “hợp tác đầu tư nước ngoài”, chứ không phải chỉ đơn thuần là “thu hút đầu tư nước ngoài” như trước đây. Đó là Nghị quyết 50-NQ/TW về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Chiến lược đặt ra mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài; thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu…

Để đạt được mục tiêu đó, đại diện nhiều tập đoàn nước ngoài cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, dễ dự báo, và tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động, trong đó có doanh nghiệp FDI. Ở chiều ngược lại, đại diện Samsung Việt Nam cũng cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng nên tăng cường tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Đại diên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung thì cho rằng, để tăng sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, ngoài những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng tâm. Bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển hệ sinh thái về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số. Đổi mới sáng tạo chính là khâu đột phá của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

Thứ hai, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế, để liên doanh, liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

Thứ ba, phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, đưa khu vực đầu tư nước ngoài kết nối chặt chẽ với khu vực đầu tư trong nước, mang lại sức phát triển bền vững cho nền kinh tế.

(Nguồn: https://congthuong.vn/3-giai-phap-trong-tam-de-viet-nam-hap-dan-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-254135.html)

Các tin khác