Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 3639

  • Tổng 4.152.581

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

118 người đã tham gia bình chọn

'Tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp'- mệnh lệnh từ cuộc sống

Ngày đăng: 23/05/2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

TS. Phùng Đức Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong Nếu ví nền kinh tế như một cơ thể sống thì cộng đồng doanh nghiệp chính là xương sống. Song, 'xương sống' này hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do vậy, trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Năm, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các đại biểu phải tập trung nghiên cứu, thảo luận 'để các quyết sách của Quốc hội thực sự đồng hành, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp' chính là mệnh lệnh từ cuộc sống, cần phải sớm cụ thể hóa!

Chỉ đạo thiết thực, quyết liệt

Trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Năm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị các đại biểu Quốc hội “đóng góp giải pháp, đề xuất cách làm để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương công chức, công vụ…”; “tiếp tục phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc và có chất lượng để các quyết sách của Quốc hội thực sự đồng hành, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp”. Đây là những chỉ đạo hết sức cụ thể, thiết thực, quyết liệt trong bối cảnh hiện nay!

Bởi lẽ, Kỳ họp lần này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Ở bên ngoài, nhu cầu tiêu dùng thế giới đều giảm, đặc biệt ở những thị trường là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… do lạm phát, các nước tăng lãi suất, đã ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các ngành như dệt may, da giày, điện tử. Hệ quả là, xuất khẩu - một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam - giảm 13% trong 4 tháng đầu năm nay.

Trong nước, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất lớn với gần 290.000 tỷ đồng, trong đó quý III đạt mức cao nhất với 104.000 tỷ đồng; trong khi đó, số doanh nghiệp chậm trả nợ tiếp tục tăng khi tính đến ngày 4.5, thị trường đã ghi nhận 98 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp, tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất vào 17.4 (theo báo cáo của FiinRatings). Đầu tư công giải ngân năm nay với khối lượng rất lớn, lên tới 700.000 tỷ đồng, nhưng hiện mới đạt 14,66% kế hoạch sau 4 tháng.

Đặc biệt, nếuví nền kinh tế như một cơ thể sống thì cộng đồng doanh nghiệp chính là xương sống. Song, “xương sống” này hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, khi trong 4 tháng đầu năm nay, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 2% so với cùng kỳ năm trước trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25% và xu hướng này có thể diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới. “Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng doanh nghiệp, bán cổ phần với mức giá rất thấp... Số lượng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến”, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nêu rõ.

Những khó khăn trên đang trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng chung của cả năm là 6,5%. Nói cách khác, mục tiêu này đang rất thách thức! Trong bối cảnh đó, rất nhiều kỳ vọng được đặt vào Kỳ họp Quốc hội lần này, khi chúng ta vẫn còn hơn nửa chặng đường của năm nay để nỗ lực với quyết tâm cao nhất nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Phải chống bằng được căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng là phải cải cách môi trường kinh doanh - khơi thông các nguồn lực phát triển. Đáng tiếc, gần đây dường như công tác này đã bớt được coi trọng. Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tháng này, Ủy ban Kinh tế dẫn chứng, đã không có chương trình hay kế hoạch riêng về cải thiện môi trường kinh doanh mà lồng ghép thành một phần trong Nghị quyết của Chính phủ. Bên cạnh đó, thái độ đồng hành, chia sẻ, cảm thông đối với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp đã suy giảm. Tình trạng né tránh, đùn đẩy cũng đã diễn ra ở nhiều cơ quan, đơn vị. Những điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây đình trệ các hoạt động kinh tế - xã hội.

Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp chắc chắn rất trông đợi các đại biểu, theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, sẽ làm rõ vì sao cải cách môi trường kinh doanh chậm lại, vì sao có tình trạng sợ trách nhiệm, né trách nhiệm trong cán bộ, công chức ở cả Trung ương và địa phương; chỉ khi làm rõ căn nguyên vấn đề, chúng ta mới có đối sách hữu hiệu.

Người viết cho rằng, sở dĩ có sự né trách nhiệm, ngại trách nhiệm có nguyên nhân một phần từ sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật có liên quan. Do đó, việc đầu tiên là phải rà soát lại các quy định hiện hành để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Cũng không loại trừ chính cán bộ thực thi không nắm rõ quy định, vì vậy cần tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ về các quy định pháp luật để có cách hiểu, cách làm thống nhất, khẩn trương; phải chống được bệnh sợ trách nhiệm, né trách nhiệm!

Trước mắt, cần xây dựng tiêu chí đánh giá công việc đối với từng cán bộ, bộ phận trong cơ quan quản lý (KPI) và có cơ chế thưởng, phạt rõ ràng. Chẳng hạn, cán bộ xử lý hồ sơ phải giải quyết được tối thiểu bao nhiêu hồ sơ trong tuần, trong tháng, nếu để tồn đọng sẽ bị xử lý.

Cùng với việc tìm giải pháp cải cách môi trường đầu tư, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, các đại biểu Quốc hội cần thảo luận, chỉ rõ giải ngân đầu tư công vì sao vẫn chậm. Nếu là khâu thực thi thì cách nào để đẩy nhanh, tức cần có quyết sách cụ thể, thậm chí có nghị quyết riêng cho vấn đề này. Nếu thúc được đầu tư công đạt ít nhất 80% sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng trong năm nay mà còn tạo tiền đề cho tăng trưởng dài hạn.

https://baomoi.com/tao-thuan-loi-toi-da-cho-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-menh-lenh-tu-cuoc-song/c/45890943.epi

Các tin khác