Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 990

  • Tổng 4.219.631

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

118 người đã tham gia bình chọn

Quy định về cấp Giấy phép môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ngày đăng: 21/04/2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Luật Bảo vệ môi trường quy định Giấy phép môi trường được cấp có thời hạn lâu nhất là 10 năm dành cho các dự án thuốc diện phải cấp phép nhưng không thuộc nhóm I (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao). Các dự án đầu tư nhóm I có thời hạn giấy phép môi trường là 7 năm.

Đối với dự án được cấp Giấy phép phải bảo đảm các yêu cầu: Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi; có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; xây dựng kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường; quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật…

Các loại dự án phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép môi trường gồm: Dự án đầu tư nhóm I (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao), nhóm II (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) và nhóm III (dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường) có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức đều phải có giấy phép môi trường. Nội dung cấp phép môi trường gồm: Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải; nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải; Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung; công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại... nhằm siết chặt quản lý Nhà nước về môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các văn bản triển khai thực hiện:

Tải nội dung Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 Tại đây

Tải nội dung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Tại đây

Tải nội dung Thông tư 02/2022/BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Tại đây

 Phương Nam- Văn phòng Ban

Các tin khác