Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 1355

  • Tổng 4.379.083

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

118 người đã tham gia bình chọn

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP KHI THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Post date: 08/03/2024

Font size : A- A A+

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", UBND tỉnh Quảng Bình đã có đề án 981/ĐA-UBND ngày 20/6/2018 về việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trên địa bàn tnh giai đoạn 2017-2020. Trên cơ sở đó, có các Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 17/5/2019 của UBND tỉnh phê duyệt phân loại tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL giai đoạn 2019-2020, Quyết định số 4283/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL giai đoạn 2021-2025. Theo đó tiến đến lộ trình hàng năm nâng mức tự chủ của các đơn vị thuộc nhóm 3, nhóm 4 lên nhóm 2 (tự chủ chi thường xuyên) theo quy định của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ đạt trung bình 01 đơn vị/năm.

Việc nâng cao mức độ giao tự chủ kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị theo lộ trình UBND tỉnh đã giúp các đơn vị SNCL xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tốt hơn, theo đó chủ động hơn trong việc bố trí các nguồn kinh phí và mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Việc tự đảm bảo chi thường xuyên cũng làm cho đơn vị SNCL nâng cao rõ rệt hiệu quả quản lý và năng suất làm việc, vì tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm, tự đảm bảo tiền lương, chính sách chế độ cho viên chức và người lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được từ việc thực hiện tự chủ tài chính theo lộ trình UBND tỉnh giao, các đơn vị còn gặp phải một số khó khăn, tồn tại như sau:

- Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về giá, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ. Tuy nhiên, hầu hết các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công hiện nay chưa thể tính đủ chi phí vào giá, dẫn đến khó khăn cho đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nhất là đơn vị đặc thù về quản lý tài sản hạ tầng các KCN, KKT có giá trị quá lớn sẽ rất khó khăn, nan giải khi tính giá có khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ.

- Được giao tự chủ nhóm 2 nhưng các đơn vị vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng quỹ phát triển sự nghiệp. Dù đây là phần chênh lệch thu - chi trích ra để tự đầu tư phát triển nhưng khi sửa chữa tài sản thì phải xây dựng đề án, chờ đợi các bước thủ tục thẩm định, phê duyệt của ban ngành, có lúc dẫn đến không bắt kịp được kế hoạch phát triển. (Thực hiện tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì lấy thu bù chi, tuy nhiên theo Luật Đầu tư công phải gửi cơ quan chủ quản, qua Sở KH-ĐT thẩm định đối với gói sửa chữa trên 500 triệu đồng).

- Các đơn vị chưa thực sự đồng bộ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế với tự chủ về tài chính do Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị SNCL  còn bị ràng buộc số biên chế để thành lập phòng, đơn vị trực thuộc. Như vậy dẫn đến khó khăn cho đơn vị trong việc thu gọn đầu mối phòng, đơn vị trực thuộc trong khi lĩnh vực quản lý có thể phải trải rộng trên nhiều địa bàn.

Nguyên nhân chính của các vấn đề trên có thể nói là hành lang pháp lý trong việc đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị SNCL chưa đồng bộ. Việc xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành còn chồng chéo và vướng mắc khi thực hiện.

Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được tốt hơn, các đơn vị SNCL nói chung rất cần được các cơ quan, ban ngành quan tâm hoàn thiện hệ thống quy định, pháp luật về cơ chế tự chủ, tạo ra hành lang pháp lý thật sự phù hợp, có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết theo từng lĩnh vực đặc thù, tránh bị chồng chéo khó thực hiện (các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật để tính giá dịch vụ công, các quy định về biên chế, tuyển dụng biên chế, vị trí việc làm, sớm ban hành quy định về cơ chế tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của BCH TW về cải cách chính sách tiền lương…)./.

                               Huyền Trang, Trung tâm QLHT các KCN, KKT

More