Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 2780

  • Tổng 4.245.869

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

118 người đã tham gia bình chọn

Dành hơn 870 tỷ đồng cho phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025

Ngày đăng: 25/01/2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ...

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 17/1/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.

Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 2 mục III Điều 1 Quyết định số 68/QĐ-TTg quy định về các nội dung Chương trình thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Trong đó bao gồm các hoạt động: Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế; tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; xúc tiến thị trường nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất…

Đồng thời, chương trình cũng thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, như đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp; tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất…

Bên cạnh đó, Chương trình đề ra các hoạt hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất; đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại; đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại. 

Chương trình cũng hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu thông qua giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Hỗ trợ hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm...

Đặc biệt, Quyết định số 71/QĐ-TTg dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 là hơn 870,7 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà nước là 750,2 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 120,5 tỷ đồng.

Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện.

Hàng năm, căn cứ vào Chương trình và đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cân đối kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ (đối với kinh phí trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương (đối với kinh phí địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

Nguồn vốn khác, gồm: Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ; nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Sưu tầm

                             Nguồn: https://vneconomy.vn/danh-hon-870-ty-dong-cho-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-den-nam-2025.htm

Các tin khác